[A-Z] Kinh nghiệm sắm lễ, văn khấn đền Tam Giang Bạch Hạc

kinh nghiem di le den tam giang bach hac

Khu di tích lịch sử văn hóa đền Tam Giang, chùa Đại Bi thuộc tỉnh Phú Thọ. Ngôi đền nằm ở bên tả ngạn nơi hợp lưu của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Lô, và sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là ngã ba Hạc. Đây là 1 thắng cảnh đẹp của vùng đất Tổ, nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan và lễ bái. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm đi lễ đền Tam Giang Bạch Hạc chi tiết nhất nhé.

Hãy book xe limousine 9 chỗ ngay hôm nay để có chuyến đi đền Tam Giang Bạch Hạc an toàn, tiện lợi và sang trọng.

Đôi nét về đền Tam Giang Bạch Hạc

Đền Tam Giang Bạch Hạc thờ ai

Khu đền Tam Giang, chùa Đại Bi là 1 cụm di tích hoàn chỉnh, thống nhất, gồm có: đền Tam Giang, đền Mẫu, và chùa Đại Bi, vết chân của Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, bến bơi chải, cùng với tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật và bức phù điêu của 18 ngôi chùa tiêu biểu Phật Giáo Việt Nam.

kinh nghiem di le den tam giang bach hac 1

Đền Tam Giang thờ nhân vật lịch sử huyền thoại thời vua Hùng Vương dựng nước là thần Thổ Lệnh, ông là thần làng, và thần sông Bạch Hạc đã có công chu du thiên hạ từ đó tìm phương thuốc quý chữa trị tật bệnh cho muôn dân, và khi mất lại linh ứng trợ giúp cho các tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm giữ nước. Chùa Đại Bi, là ngôi chùa cổ được Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ đời Trần (vào năm 1328) đã có gần 700 năm tuổi.

Linh thiêng đền Tam Giang Bạch Hạc

Theo sử sách, thì đền Tam Giang sơ khởi là 1 đạo quán được gọi là quán Thông Thánh và xuất hiện từ năm năm 650 – 655, sau được đổi thành đền. Nơi di tích này đến ngày hôm nay vẫn được truyền tụng về câu chuyện huyền thoại.

Tương truyền, vào những năm 650 – 655 đời nhà Đường, Lý Thường Minh lúc bấy giờ là đô đốc của quận Giao Châu, thấy Bạch Hạc là 1 vùng đất sơn chầu thủy tụ, và sông núi ngàn dặm đều dồn về ngã 3 sông, cho đây là vùng đất tụ linh nên đã cho xây dựng Thông Thánh Quán ở nơi này với tượng Tam Thanh với 2 tòa trước, sau. Ông định tô tượng nhưng vẫn phân vân không biết thần đất ở nơi đây ra sao nên đã biện lễ khấn thần: “Thần đất ở đây nếu linh thiêng thì xin hãy hiện dạng cho được biết để tô tượng thờ”.

kinh nghiem di le den tam giang bach hac 2

Lời khấn linh nghiệm tại ngay trong đêm đó, Lý Thường Minh nằm mộng thấy có 2 dị nhân tướng mạo ngang tàng và dẫn theo tùy tùng bước ra, tự xưng là Thổ Lệnh và Thạch Khanh. Lý Thường Minh đã nói: “Xin 2 vị thử tài cao thấp, nếu ai thắng thì được ở lại”. Ngay lập tức Thạch Khanh đã nhảy 1 bước qua sông thì đã thấy ngài Thổ Lệnh ở bên đó rồi, bèn nhảy lùi 1 bước về thì lại thấy ngài Thổ Lệnh ở bên này sông rồi.

Thấy tài cao của 2 vị thần, Lý Thường Minh cho đắp tượng thờ thần Thổ Lệnh ở tại Thông Thánh Quán (nay chính là đền Tam Giang) và thần Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát (nay thuộc phường Tiên Cát, Việt Trì).

Cuộc thi bước qua sông của 2 vị thần vẫn để lại dấu ấn đến nay, 1 vết chân trước đền Tam Giang (nay là di tích vết chân thần Thổ Lệnh) và 1 gót chân tại Bến Gót (nay thuộc phường Bến Gót, Việt Trì). Từ đó, thì đất quý thần thiêng, Đền Bạch Hạc luôn ấm khói và thơm hương. Dân làng khi ai đến cầu đều linh nghiệm, và các tướng lĩnh đời sau phụng mạng triều đình đi đánh giặc khi vào đền yết lễ thì đều được ứng giúp thắng lợi.

Đặc biệt, lịch sử đã ghi lại rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ XIII, triều đình nhà Trần đã rất nhiều lần chọn ngã ba Bạch Hạc làm nơi để huấn luyện quân sĩ. Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duật (người con trai thứ 6 của Vua Trần Thái Tông), vào ngày Tết Thượng nguyên của năm Ất Dậu (1285), đã cắt tóc để thề với thần linh, và tổ tiên nguyện đem hết lòng trung thành để có thể báo ơn vua.

Ông chỉ huy binh sĩ ra trận, kiên cường, cùng với mưu trí đã ngăn cản bước tiến công và tiêu hao được sinh lực địch, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân và dân nhà Trần năm 1287. Sau đại thắng quân Nguyên Mông, thì Thái sư Trần Nhật Duật đã làm lễ tạ thần ở đền thiêng Tam Giang và từ đó cho xây dựng lại đền, và đúc chuông lớn cung tiến. Để bày tỏ lòng biết ơn với công lao của vị anh hùng dân tộc này, người dân đã tôn thờ ông ở trong đền Tam Giang.

Kinh nghiệm đi lễ đền Tam Giang Bạch Hạc

Thời gian đi lễ

Trong năm, thì đền tam Giang Bạch Hạc đón 2 mùa lễ hội chính. 1 là lễ hội vào ngày sinh của Đức Thánh được diễn ra trong 3 ngày mùng 8, 9 và mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, trùng với lễ hội của Đền Hùng. Thứ 2 là ngày hóa Đức Thánh tức vào ngày 25 tháng 9 âm lịch. Nhưng Lễ hội đền Tam Giang vào ngày mùng 10/3 âm lịch được tổ chức là lớn hơn cả.

Sắm lễ đền Tam Giang

Theo phong tục cổ truyền thì khi đến Đền lễ vật có thể to, nhỏ, hay nhiều, ít, sang, hoặc mọn tuỳ tâm.

kinh nghiem di le den tam giang bach hac 3

Lễ Chay: Gồm có hương hoa, trà, quả, và phẩm oản… Trong trường hợp này có thể sắm thêm 1 số hàng mã để dâng cũng như là: tiền, vàng, và nón, hia…

Lễ Mặn: Gồm có gà, lợn, và giò, chả… được làm cẩn thận, và được nấu chín. Nếu có lễ này thì nên đặt ở bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ở ban công đồng.

Lễ đồ sống: Gồm có trứng, gạo, và muối hoặc thịt mồi (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Kèm theo lễ này thì cũng có thêm tiền vàng.

Đi đền Tam Giang cầu gì

Không biết tự bao giờ, ở nơi vùng đất Tam Giang này, là nơi 3 dòng sông lớn của miền Bắc sông Hồng, sông Đà, và sông Lô gặp nhau, cũng không biết khi nào truyền thuyết về nước thiêng xuất hiện. Mà cũng chưa có công trình nghiên cứu nào hay ít ra là 1 kiến giải khoa học về mức độ linh thiêng của nước được hòa quyện từ sự trong trẻo của dòng sông Đà, của sự xanh biếc sông Lô và chở nặng phù sa của sông Hồng.

Nhưng từ người bản địa cho đến các khách thập phương, vào những dịp lễ lạt hay là gia đình có công lớn hoặc việc bé đều xem việc xin nước thiêng ở ngã 3 sông thuộc địa phận của thành phố Việt Trì như là 1 phần không thể nào thiếu ở trong nghi lễ cúng bái.

Từ rất lâu rồi, không chỉ người dân địa phương mà khách thập phương đến Bạch Hạc để xin nước thiêng. Lân cận như Vĩnh Phúc, hay Hà Nội đã đành, có những vị khách tận miền Trung, và miền Nam cũng đến đây xin nước. Nhiều nhất là xin về để cúng lễ cho những việc mồ mả, và xây dựng nhà cửa… Nhiều năm nay, thì còn có cả những người lên đây xin nước để cầu thăng quan, tiến chức hay là cầu lộc và cầu tài.

Văn khấn đền Tam Giang

 Con lạy 9 phương trời, và 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng và chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con họ tên là …………………………………………………… sinh năm ………………………….

Địa chỉ tại…………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

Hôm nay con đến nơi ………………………………………….. (Đền Tam Giang Bạch Hạc) thành tâm kính nghĩ: Đức Thần nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể 1 phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con xin thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, và phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng cùng chư vị Đại Vương chứng giám, và rủ lòng thương xót, che chở, phù hộ cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, có lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, và sở cầu như ý, được sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, và cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Lưu ý khi đi lễ đền Tam Giang Bạch Hạc

Vì Đền Tam Giang Bạch Hạc là 1 chốn linh thiêng, là nơi tôn nghiêm thì nên khi đến tham quan tại đền bạn mặc trang phục nghiêm trang, và lịch sự để thể hiện được sự tôn trọng, và tôn kính với các bậc bề trên.

kinh nghiem di le den tam giang bach hac 4

Ngoài ra, bạn nên tránh gây ồn ào, đùa giỡn hoặc là xích mích với nhau khi đi tham quan đền. Không nên chen lấn xô đẩy nhau khi vào đền, hãy chờ đến lượt mình thì dâng hương và vào khấn. Muốn tham quan về vẻ đẹp của đền thì hãy để sau khi đã thực hiện lễ xong ở các cửa trong đền.

Không nên mua nhiều vàng mã to, vì vừa lãng phí tiền bạc, lại vừa gây ô nhiễm môi trường khi bạn hóa vàng. Chỉ cần 1 tấm thành kính để dâng lên các Ngài thì các Ngài sẽ chứng cho tâm lòng thành rồi.

Trên đây những kinh nghiệm khi đi lễ Đền Tam Giang Bạch Hạc và những lưu ý khi dâng lễ. Hy vọng rằng, qua bài viết trên đã giúp bạn sẽ có những thông tin hữu ích trước khi đến Đền Tam Giang Bạch Hạc nhé.

Nơi nào bạn muốn đi ngày hôm nay?

Hãy đặt chỗ ngay tại xeasiatrangngan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status