Kinh nghiệm sắm lễ, văn khấn đền Ghềnh đầy đủ nhất

van khan den ghenh

Đền Ghềnh là một địa điểm cầu bình an, tài lộc rất linh thiêng tại Hà Nội, hàng năm thu hút rất nhiều người đến viếng thăm và cầu nguyện những điều tốt lành như sức khỏe, bình an, may mắn, và thành công trong công việc. Nếu bạn đang có ý định đi lễ đền Ghềnh, việc tìm hiểu về cách sắm lễ cho đúng và bài văn khấn phù hợp là rất cần thiết. Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm dưới đây để có chuyến hành hương trọn vẹn và ý nghĩa nhé!

Đôi nét về đền Ghềnh

Đền Ghềnh hay còn gọi là “Thiên quang linh từ” là đền thờ công chúa Ngọc Hân vợ của vua Quang Trung. Đền thờ công chúa Ngọc Hân được đặt trên vùng đất có dòng sông chảy xiết, tạo thành các ghềnh nước, vì thế người dân gọi với cái tên “Đền Ghềnh”.

Công chúa Ngọc Hân được nhớ đến với đức tính cao quý và sự trinh liệt, nên bà được người dân nhớ đến và lập đền thờ.

Kinh nghiệm đi lễ đền Ghềnh chi tiết nhất

Thời gian đi lễ

Hàng năm, đặc biệt từ đầu năm đến giữa tháng 8 âm lịch, Đền Ghềnh trở thành điểm hành hương tấp nập khi nhiều người dân đến viếng thăm trong mùa lễ hội.

Lễ chính đền Ghềnh thường diễn ra từ mùng 6 đến 12 tháng tám âm lịch hàng năm với nhiều các hoạt động lễ hội sôi nổi.

Sắm lễ đi đền Ghềnh như thế nào?

Khi sắm lễ đền Ghềnh tại các điểm bán gần đền, các nhà buôn thường chặt chém, nâng giá cao gấp 2-3 lần so với giá thông thường nên để tiết kiệm chi phí, bạn nên sắm lễ trước khi đến đền.

Lễ vật là sự bày tỏ thành kính của mọi người khi đi lễ đền, nên lễ vật cần được chuẩn bị chu đáo, sạch sẽ và thể hiện lòng thành tâm của người dâng lễ.

Lễ vật dâng đền thường bao gồm hương, hoa, quả, oản, xôi, chè, tiền vàng mã,…, và đồ lễ khác tuỳ theo phong tục và nhu cầu của người dâng lễ.

  • Lễ mặn bao gồm: xôi, giò, thịt gà, rượu.
  • Lễ ngọt bao gồm: hoa, quả, chè, thuốc

Văn khấn đền ghềnh đầy đủ nhất

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…………………………. (Âm lịch)

Hương tử con đến Đền Gềnh chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái,

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật,

Cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con

Sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh,

Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc,

Cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Lưu ý trình tự dâng lễ ở đền

Thông thường, khi đi lễ tại đền, bạn có thể tuân theo trình tự dâng lễ sau:

  1. Đầu tiên, bạn thắp hương tại lư hương chung trước cửa đền. Đây gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa xin cho phép được tiến hành dâng lễ ở trong đền.
  2. Dâng lễ vào các ban: Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
  3. Thắp hương: Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương. Khi thắp hương, nên sử dụng 3 nén hương hoặc 5 nén hương. Nên thắp hương bằng tay thuận, châm từ trên xuống dưới.
  4. Văn khấn : Khi khấn vái, nên nói lời khấn một cách thành tâm, thành kính. Nên khấn nhỏ nhẹ, không nên nói to tiếng.
  5. Hạ lễ: Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
  6. Khi đi ra khỏi đền, nên đi theo lối ra riêng, không nên đi ngược lại.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến hành hương của mình.

Để chuyến đi thêm trọn vẹn, bạn có thể đặt xe limousine đi Thanh Hóa với mức giá tốt nhất tại Trang Ngân.

Nơi nào bạn muốn đi ngày hôm nay?

Hãy đặt chỗ ngay tại xeasiatrangngan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status